Khi có dịp lên huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái, du khách có thể thưởng thức món khoai mon (khoai tím) Lục Yên hầm xương lợn. Món ăn nhìn qua thấy bình thường, nhưng ăn rồi thì khó quên. Nó bùi, béo, dẻo, bở và có mùi thơm riêng biệt của khoai mon nơi đây mà không có thứ khoai nào có được.
Ở những phiên chợ vùng cao Lục Yên (Yên Bái) đồng bào dân tộc thiểu số thường mang bán thứ khoai sọ đặc sản chỉ có ở vài nơi thuộc mấy tỉnh miền núi phía Bắc.
Đứng xa thoạt nhìn, thấy củ khoai sọ có độ lớn và hình dáng hao hao củ nâu. Khoai chỉ có một củ cái, nếu thu hoạch sớm thì củ chỉ bằng hai bàn tay khum lại chụm vào nhau, còn khoai già, cỡ lớn thì tương đương cái ấm tích pha chè tươi. Nếu được thưởng thức hương vị bùi, thơm, bở, dẻo và đậm đà của thứ khoai đặc sản này, thứ khoai mà ăn no, ăn liên tục cũng vẫn không biết chán, thì mới biết đây là thứ khoai quý.
Ở những phiên chợ vùng cao Lục Yên (Yên Bái) đồng bào dân tộc thiểu số thường mang bán thứ khoai sọ đặc sản chỉ có ở vài nơi thuộc mấy tỉnh miền núi phía Bắc.
Đứng xa thoạt nhìn, thấy củ khoai sọ có độ lớn và hình dáng hao hao củ nâu. Khoai chỉ có một củ cái, nếu thu hoạch sớm thì củ chỉ bằng hai bàn tay khum lại chụm vào nhau, còn khoai già, cỡ lớn thì tương đương cái ấm tích pha chè tươi. Nếu được thưởng thức hương vị bùi, thơm, bở, dẻo và đậm đà của thứ khoai đặc sản này, thứ khoai mà ăn no, ăn liên tục cũng vẫn không biết chán, thì mới biết đây là thứ khoai quý.
Đồng bào ở miền núi gọi đó là khoai Dao, khoai Xá vì chỉ có người Dao, người Xá mới trồng được trên nương của họ. Nhiều người khác còn gọi là khoai mon, họ giải thích câu "Lên rừng nhớ vợ, nhớ con. Về nhà nhớ củ khoai mon trên rừng", ngụ ý: Khoai ngon đến mức mà người từ biên ải được trở về xuôi sum họp với gia đình rồi lại thấy nhớ da diết củ khoai mon như khi ở trên rừng nhớ những người thân yêu nhất nơi quê hương miền xuôi.
Cứ vào độ sau Tết âm lịch, là bà con người Dao ở huyện Lục Yên lại tìm những sườn đồi, hoặc các hố đất trên núi đá đào hố đặt mầm khoai. Đến đầu mùa đông khi lá khoai vàng héo là thu hoạch.
Nếu nói về họ nhà khoai thì khoai lang dây củ loằng ngoằng khoai sọ, khoai từ thì có củ mẹ của con còn khoai mon thì duy nhất chỉ có một củ. Khoai mon nếu dỡ sớm thì củ có hình bầu dục tựa như hai bàn tay khum khum khép lại; dỡ đúng kỳ thì củ to hơn, có mầu nâu sẫm nặng trên 1kg.
Cứ vào độ sau Tết âm lịch, là bà con người Dao ở huyện Lục Yên lại tìm những sườn đồi, hoặc các hố đất trên núi đá đào hố đặt mầm khoai. Đến đầu mùa đông khi lá khoai vàng héo là thu hoạch.
Nếu nói về họ nhà khoai thì khoai lang dây củ loằng ngoằng khoai sọ, khoai từ thì có củ mẹ của con còn khoai mon thì duy nhất chỉ có một củ. Khoai mon nếu dỡ sớm thì củ có hình bầu dục tựa như hai bàn tay khum khum khép lại; dỡ đúng kỳ thì củ to hơn, có mầu nâu sẫm nặng trên 1kg.
Ở bên Trung Quốc có thứ khoai Lệ Phố, một đặc sản chuyên để biếu vua nhìn bề ngoài cũng từa tựa như khoai mon Lục Yên, nhưng về chất lượng thì theo như ông Hà Văn Thiên người vùng Khai Trung, huyện Lục Yên, đã từng du học và làm việc ở Trung Quốc đã được ăn khoai Lệ Phố bảo rằng:
“Nếu cho chọn giữa Khoai Lệ Phố và khoai Lục Yên để ăn thì ông chọn khoai Lục Yên.
Không biết từ bao giờ trong dân ta có câu:
“Khi đi nhớ vợ nhớ con
khi về nhớ củ khoai mon trên rừng...”
Người xưa mang miếng khoai mon ra để so sánh với nỗi nhớ vợ, thương con khi xa nhà thì quả là khoai mon đáng giá lắm thay!
“Nếu cho chọn giữa Khoai Lệ Phố và khoai Lục Yên để ăn thì ông chọn khoai Lục Yên.
Không biết từ bao giờ trong dân ta có câu:
“Khi đi nhớ vợ nhớ con
khi về nhớ củ khoai mon trên rừng...”
Người xưa mang miếng khoai mon ra để so sánh với nỗi nhớ vợ, thương con khi xa nhà thì quả là khoai mon đáng giá lắm thay!