Ở thung lũng Pà Cò, Mai Châu, đi chợ phiên trở thành nét văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc. Áo có thể chưa đủ ấm, tiền có thể chưa nhiều nhưng không thể thiếu mặt trong một ngày chợ phiên.
Với người vùng cao, đi chợ phiên là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt của gia đình. Người đến chợ cũng mang nhiều mục đích khác nhau: Có thể là trao đổi, buôn bán, gặp nhau sau những ngày làm việc vất vả. Hay những chàng trai cô gái Mông đã bén duyên, để rồi hẹn nhau ngày chợ… Tất cả đã hun đúc cho vẻ đẹp của chợ phiên Pà Cò.
Với người vùng cao, đi chợ phiên là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt của gia đình. Người đến chợ cũng mang nhiều mục đích khác nhau: Có thể là trao đổi, buôn bán, gặp nhau sau những ngày làm việc vất vả. Hay những chàng trai cô gái Mông đã bén duyên, để rồi hẹn nhau ngày chợ… Tất cả đã hun đúc cho vẻ đẹp của chợ phiên Pà Cò.
Đến hẹn lại lên, những dòng người từ trên núi xuống, người Mông ở Mộc Châu, người Thái ở Mai Châu cũng đem theo những sản phẩm đặc trưng của họ đến chợ Pà Cò, làm náo nhiệt cả một vùng mà ngày thường chỉ vắng lặng.
Phiên chợ Pà Cò vẫn nhộn nhịp như nó vốn có
Chợ phiên nơi đây đã ăn sâu vào trong tiềm thức, nếp nghĩ, nếp sống của người dân bản xứ, cũng như của bất cứ du khách nào có dịp ghé thăm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chợ phiên Pà Cò.
Chợ không biết được hình thành từ khi nào. Chỉ biết rằng, giống như bao chợ vùng cao khác, thì đó cũng là hình ảnh thu nhỏ về đời sống cộng đồng của đồng bào các dân tộc miền núi. Vì vậy, những mặt hàng mà họ mang ra chợ bán cũng khá là phong phú, có khi chỉ đem bán một con lợn, một con bò hay thậm chí một con gà, một ít giấy bản, hoặc những vật dụng do họ làm ra… nhiều nhất là những sạp hàng bán đồ thổ cẩm với nhiều màu sắc.
Đến chợ phiên người ta thường quây quần với những bầu rượu, bàn rượu để dốc bầu tâm sự, rất tình cảm. Chỉ có người vùng cao mới vậy. Không phải là họ có nhiều thời gian rỗi rãi mà bản thân họ rất trọng tình, trọng tín, và rượu chính là cầu nối tình cảm giữa những người dân chân tình ấy.
Phiên chợ Pà Cò vẫn nhộn nhịp như nó vốn có
Chợ phiên nơi đây đã ăn sâu vào trong tiềm thức, nếp nghĩ, nếp sống của người dân bản xứ, cũng như của bất cứ du khách nào có dịp ghé thăm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chợ phiên Pà Cò.
Chợ không biết được hình thành từ khi nào. Chỉ biết rằng, giống như bao chợ vùng cao khác, thì đó cũng là hình ảnh thu nhỏ về đời sống cộng đồng của đồng bào các dân tộc miền núi. Vì vậy, những mặt hàng mà họ mang ra chợ bán cũng khá là phong phú, có khi chỉ đem bán một con lợn, một con bò hay thậm chí một con gà, một ít giấy bản, hoặc những vật dụng do họ làm ra… nhiều nhất là những sạp hàng bán đồ thổ cẩm với nhiều màu sắc.
Đến chợ phiên người ta thường quây quần với những bầu rượu, bàn rượu để dốc bầu tâm sự, rất tình cảm. Chỉ có người vùng cao mới vậy. Không phải là họ có nhiều thời gian rỗi rãi mà bản thân họ rất trọng tình, trọng tín, và rượu chính là cầu nối tình cảm giữa những người dân chân tình ấy.
Về chợ phiên Pà Cò, cái đập vào mắt người ta chính là sắc màu của các bộ trang phục dân tộc. Có thể nói, trang phục là nét di sản văn hóa quý nhất của đồng bào dân tộc làm nên phần hồn của các ngày chợ phiên vùng cao.
Các cô gái Mông, gái Thái xúng xính trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Những nụ cười rạng rỡ đủ để thấy được, họ đến chợ không chỉ để trao đổi, buôn bán. Mà quan trọng hơn, họ đến để được gặp gỡ, được ngắm nhìn cho thỏa nỗi khắc khoải, chờ mong đến ngày chơi chợ.
Chợ Pà Cò thường họp rất sớm và cũng nhanh tan. Chưa đến 11 giờ, bà con các bản Hang Kia, Pà Cò, Lóng Luông hay từ dưới bản Lác, bản Pom Cọong… lên cũng đã lục tục mua bán những món đồ cuối cùng để ra về. Chợ họp vào những ngày cuối vụ thu hoạch ngô nên lại càng diễn ra nhanh chóng.
Thế là một buổi chợ nữa đã dần qua đi. Họ lại tiếp tục mong mỏi, và tiếp tục chuẩn bị cho những phiên chợ sau. Đi chợ phiên với họ không phải để mua, để bán mà là để gặp gỡ, giao lưu. May mắn và quý nhất là gặp được người bạn tâm giao, cùng đồng điệu với mình.
Mỗi dân tộc có một nét đặc sắc riêng và mang nét đẹp đó đến chợ. Đến với chợ vùng cao mọi người sẽ được đắm chìm trong sắc màu thổ cẩm. Những thiếu nữ xúng xính trong trang phục truyền thống của dân tộc, tạo nên sự huyền ảo và không khí vui tươi cho ngày chợ.
Các cô gái Mông, gái Thái xúng xính trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Những nụ cười rạng rỡ đủ để thấy được, họ đến chợ không chỉ để trao đổi, buôn bán. Mà quan trọng hơn, họ đến để được gặp gỡ, được ngắm nhìn cho thỏa nỗi khắc khoải, chờ mong đến ngày chơi chợ.
Chợ Pà Cò thường họp rất sớm và cũng nhanh tan. Chưa đến 11 giờ, bà con các bản Hang Kia, Pà Cò, Lóng Luông hay từ dưới bản Lác, bản Pom Cọong… lên cũng đã lục tục mua bán những món đồ cuối cùng để ra về. Chợ họp vào những ngày cuối vụ thu hoạch ngô nên lại càng diễn ra nhanh chóng.
Thế là một buổi chợ nữa đã dần qua đi. Họ lại tiếp tục mong mỏi, và tiếp tục chuẩn bị cho những phiên chợ sau. Đi chợ phiên với họ không phải để mua, để bán mà là để gặp gỡ, giao lưu. May mắn và quý nhất là gặp được người bạn tâm giao, cùng đồng điệu với mình.
Mỗi dân tộc có một nét đặc sắc riêng và mang nét đẹp đó đến chợ. Đến với chợ vùng cao mọi người sẽ được đắm chìm trong sắc màu thổ cẩm. Những thiếu nữ xúng xính trong trang phục truyền thống của dân tộc, tạo nên sự huyền ảo và không khí vui tươi cho ngày chợ.
Dạo chơi để hòa chung với không khí chợ phiên Pà Cò ta mới cảm nhận được thực sự cái đẹp ẩn chứa trong đó. Không phô trương cầu kì, mà thay vào đó là sự mộc mạc đượm nét nhân văn.
Sản phẩm của địa phương được bày bán trao đổi ở chợ là sự kết tinh trong lao động, sự cần cù của người dân vùng cao, nơi còn nhiều khó khăn và thiên nhiên khắc nghiệt. Hơn thế nữa, những sản phẩm đó còn phản ánh hơi thở cuộc sống, nét văn hóa của mỗi dân tộc. Giờ đây, cuộc sống của những người dân ngày càng phát triển, chợ cũng có nhiều đổi thay nhưng những nét đẹp truyền thống, những bản sắc văn hóa của các dân tộc mãi trường tồn.
Sản phẩm của địa phương được bày bán trao đổi ở chợ là sự kết tinh trong lao động, sự cần cù của người dân vùng cao, nơi còn nhiều khó khăn và thiên nhiên khắc nghiệt. Hơn thế nữa, những sản phẩm đó còn phản ánh hơi thở cuộc sống, nét văn hóa của mỗi dân tộc. Giờ đây, cuộc sống của những người dân ngày càng phát triển, chợ cũng có nhiều đổi thay nhưng những nét đẹp truyền thống, những bản sắc văn hóa của các dân tộc mãi trường tồn.