Mộc Châu là một huyện của tỉnh Sơn La, huyện gồm có hai thị trấn: Mộc Châu và nông trường Mộc Châu. Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất miền núi phía bắc, có khí hậu ôn đới gió mùa, các điểm du lịch nổi tiếng như: Hang Doi, rừng thông Mộc Châu, thác Thái Hưng... và không thể thiếu các đồi chè, đồng cỏ ở thị trấn nông trường Mộc Châu.
1. Pha Luông Huyền Thoại
Núi Pha Luông, hay còn gọi là Bờ Lung, (tiếng Thái là núi lớn) có độ cao gần 2.000m ở khu vực biên giới Việt-Lào, nằm ở phía đông huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Từ ngàn đời nay, địa danh Pha Luông luôn in đậm trong tâm trí mỗi người dân ở Mộc Châu với đỉnh núi sừng sững thâm u, những ngôi nhà vách gỗ, mái lợp tranh ẩn hiện trong sương mù lưng núi.
Dãy núi Pha Luông, thuộc xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La quanh năm mờ ảo trong sương. Có ai đó từng đến với Pha Luông nói rằng, ngọn núi ấy là nàng công chúa đã được đánh thức sau cơn ngủ dài dằng dặc với mây ngàn. 2 năm trở lại đây, các tour chinh phục Pha Luông đã được chọn như điểm khám phá “quyến rũ” du khách trở về Mộc Châu
Chỉ trong một buổi sáng ở đây, ta có thể chứng kiến nhiều kiểu thời tiết khác nhau. Có khi đang nắng trong xanh, bất chợt mây kéo giăng mùng mờ mịt. Khám phá thiên đường mây ở Pha Luông sẽ làm cho bước chân leo núi của ta quên đi thời gian, mệt nhọc. Ta cứ đắm chìm vào mây, vào cây cỏ thiên nhiên hoang dã, vào những bông hoa dại bắt mắt bên lối đi rồi chẳng thể ngờ ta đã bỏ lại sau lưng những nửa ngày, và bất ngờ ngẩng lên là đã chạm đỉnh Pha Luông vời vợi. Ngửa mặt lên trời hay quay mặt sang bốn bề chỉ là mây và mây. Bất chợt, cơn gió bắt mây trắng về trời, để lại ta với cỏ cây hoang dại và bản Hin Pén hiện ra trước mắt. Đây là bản cao nhất trên đỉnh Pha Luông, nơi có đồng bào Mông sinh sống là chủ yếu. Cuộc sống của họ vẫn cứ giản đơn như bao đời qua, tất cả vẫn tự cung, tự cấp. Từ cách bảo quản thức ăn bằng cách ướp thịt với muối trong chum, ướp muối vào thịt rồi gác bếp hay tự cất rượu cho mình uống đã cho ta những cảm nhận thật đặc biệt.
Khi mây tan cũng là lúc ta thỏa sức phóng tầm nhìn về thảo nguyên Mộc Châu, bất tận với gió núi, mây trời, thả hồn với nàng công chúa thiên nhiên.
Pha Luông cách nước bạn Lào không bao xa. Muốn tiếp nối cuộc hành trình, có thể khám phá nước bạn Lào qua cửa khẩu Lóng Sập. Đây là cửa khẩu quốc tế, nhưng không khí ở đây vẫn mang nét đặc trưng của miền sơn cước. Không có cảnh nhộn nhịp người, xe qua lại, hàng hóa tấp nập, chỉ thấy những anh lính biên phòng đổi gác, tuần tra, cần mẫn xuyên rừng lội suối, và hình ảnh ấy cũng sẽ ấn tượng trong hành trình khám phá của mỗi du khách.
Núi Pha Luông, hay còn gọi là Bờ Lung, (tiếng Thái là núi lớn) có độ cao gần 2.000m ở khu vực biên giới Việt-Lào, nằm ở phía đông huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Từ ngàn đời nay, địa danh Pha Luông luôn in đậm trong tâm trí mỗi người dân ở Mộc Châu với đỉnh núi sừng sững thâm u, những ngôi nhà vách gỗ, mái lợp tranh ẩn hiện trong sương mù lưng núi.
Dãy núi Pha Luông, thuộc xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La quanh năm mờ ảo trong sương. Có ai đó từng đến với Pha Luông nói rằng, ngọn núi ấy là nàng công chúa đã được đánh thức sau cơn ngủ dài dằng dặc với mây ngàn. 2 năm trở lại đây, các tour chinh phục Pha Luông đã được chọn như điểm khám phá “quyến rũ” du khách trở về Mộc Châu
Chỉ trong một buổi sáng ở đây, ta có thể chứng kiến nhiều kiểu thời tiết khác nhau. Có khi đang nắng trong xanh, bất chợt mây kéo giăng mùng mờ mịt. Khám phá thiên đường mây ở Pha Luông sẽ làm cho bước chân leo núi của ta quên đi thời gian, mệt nhọc. Ta cứ đắm chìm vào mây, vào cây cỏ thiên nhiên hoang dã, vào những bông hoa dại bắt mắt bên lối đi rồi chẳng thể ngờ ta đã bỏ lại sau lưng những nửa ngày, và bất ngờ ngẩng lên là đã chạm đỉnh Pha Luông vời vợi. Ngửa mặt lên trời hay quay mặt sang bốn bề chỉ là mây và mây. Bất chợt, cơn gió bắt mây trắng về trời, để lại ta với cỏ cây hoang dại và bản Hin Pén hiện ra trước mắt. Đây là bản cao nhất trên đỉnh Pha Luông, nơi có đồng bào Mông sinh sống là chủ yếu. Cuộc sống của họ vẫn cứ giản đơn như bao đời qua, tất cả vẫn tự cung, tự cấp. Từ cách bảo quản thức ăn bằng cách ướp thịt với muối trong chum, ướp muối vào thịt rồi gác bếp hay tự cất rượu cho mình uống đã cho ta những cảm nhận thật đặc biệt.
Khi mây tan cũng là lúc ta thỏa sức phóng tầm nhìn về thảo nguyên Mộc Châu, bất tận với gió núi, mây trời, thả hồn với nàng công chúa thiên nhiên.
Pha Luông cách nước bạn Lào không bao xa. Muốn tiếp nối cuộc hành trình, có thể khám phá nước bạn Lào qua cửa khẩu Lóng Sập. Đây là cửa khẩu quốc tế, nhưng không khí ở đây vẫn mang nét đặc trưng của miền sơn cước. Không có cảnh nhộn nhịp người, xe qua lại, hàng hóa tấp nập, chỉ thấy những anh lính biên phòng đổi gác, tuần tra, cần mẫn xuyên rừng lội suối, và hình ảnh ấy cũng sẽ ấn tượng trong hành trình khám phá của mỗi du khách.
2. Thơ Mộng Rừng Thông Bản Áng
Bản Áng hiện lên với những ngôi nhà sàn truyền thống ẩn hiện bên những tán cây xanh tươi, dòng suối uốn lượn. Thăm khu du lịch sinh thái hồ rừng thông, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hồ nước 5 ha nằm sát cạnh rừng thông có diện tích 43 ha trải dài trên dãy đồi đất feralít đỏ nâu tạo thành cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp.
Khí hậu cao nguyên Châu Mộc dường như càng tạo lên vẻ huyền ảo, lung linh cho hồ rừng thông bản Áng. Sáng sớm, hồ rừng thông tĩnh lặng, mặt hồ khoác lớp sương mỏng tinh khôi khiến du khách mở lòng hòa mình vào thiên nhiên. Nắng lên mặt hồ “thay áo mới” rực rỡ. Chiều tà, sương kéo về, se lạnh như thả hồn cùng bước chân lãng du, làm vơi đi những ồn ào của cuộc sống thường nhật. Đẹp nhất là những đêm trăng, bóng thông soi xuống mặt hồ, tiếng thông gieo vi vu, vang vọng đâu đó tiếng sáo gọi bạn tình.
Nằm giáp thị trấn nhưng người dân bản Áng vẫn giữ nguyên nét hồn hậu và mến khách. Những phong tục văn hóa truyền thống được lưu giữ với những mái nhà sàn, những điệu xòe thôi thúc mời gọi, những làn điệu dân ca cổ, những lễ hội “Mừng cơm mới” “Hết Chá”... Khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, chùm hoa mạ nở vàng, đồng bào lại tổ chức lễ hội “Hết Chá” - hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, có ý thức gắn kết cộng đồng, sát cánh bên nhau tự tin bước vào mùa vụ mới; đoàn kết cộng đồng làng bản trước mùa xuân sang, mùa của vạn vật cỏ cây đâm chồi nảy lộc, mùa của hoa ban nở trắng rừng, mùa của sức sống mãnh liệt tình yêu đôi lứa. Đây cũng là ngày lễ tạ ơn đất trời, tạ ơn sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống an lành, yên vui. Lễ hội cũng là dịp để bà con dân tộc Thái thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống.
Ở bản Áng còn lưu giữ nhiều nghề truyền thống đan lát, làm đệm bông gạo, đặc biệt là dệt thổ cẩm. Bàn tay “trắng nõn như búp măng” khéo léo của các cô gái Thái xinh đẹp, cần cù dệt nên những sản phẩm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, hoa văn tinh tế, đa dạng. Nghề dệt ở đây đang được đầu tư phát triển hình thành làng nghề gắn với du lịch; sản phẩm khăn piêu, áo cóm, túi xách, rèm cửa, khăn trải bàn.... từng bước tạo được thương hiệu sản phẩm thổ cẩm Đông Sang.
Đến với bản Áng, du khách được trải nghiệm sinh hoạt cùng với đồng bào Thái, ở nhà sàn truyền thống, chìm sâu giấc ngủ khi nằm đệm bông gạo, thưởng thức những món ăn đặc sản. Từ những nguyên liệu tự nhiên, sản vật núi rừng, đồng bào nơi đây có thể chế biến 40-50 loại món ăn khác nhau, như: cơm lam, pa pỉnh tộp (cá nướng), thịt hun khói, “xôi tình yêu, rượu men lá, cá ống tre” và không thể quên những vị lạ khi thưởng thức những món rau rừng... Trong men say của chum rượu cần, được cùng nắm tay trong vòng xòe bên ánh lửa bập bùng lửa trại giữa thiên nhiên hồ rừng thông thơ mộng. Tiếng trống rộn ràng , tiếng đàn, tiếng khèn dìu dặt, vũ điệu truyền thống và những bài ca dân dã trữ tình, các món ăn, đồ uống mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc và bao điều thú vị khác nữa đang mời gọi đến với điểm du lịch hấp dẫn này.
Ngày Tết độc lập hàng năm, bản Áng được chọn là một trong những điểm tổ chức nhiều hoạt động văn hóa du lịch thu hút hàng nghìn du khách. Tại đây tái hiện lễ hội “Hết Chá”, tổ chức vòng xòe, đốt lửa trại, cắm trại văn hóa, tổ chức ẩm thực văn hóa, trưng bày thổ cẩm, dụng cụ sản xuất...
Hiện nay, khu du lịch bản Áng, hồ rừng thông đang được quy hoạch với quy mô 62 ha, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần và các dịch vụ khác. Huyện Mộc Châu đang kêu gọi, có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư phát triển du lịch. Hứa hẹn tương lai khu du lịch bản Áng, hồ rừng thông sẽ trở nên hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch Mộc Châu hơn nữa.
Bản Áng hiện lên với những ngôi nhà sàn truyền thống ẩn hiện bên những tán cây xanh tươi, dòng suối uốn lượn. Thăm khu du lịch sinh thái hồ rừng thông, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hồ nước 5 ha nằm sát cạnh rừng thông có diện tích 43 ha trải dài trên dãy đồi đất feralít đỏ nâu tạo thành cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp.
Khí hậu cao nguyên Châu Mộc dường như càng tạo lên vẻ huyền ảo, lung linh cho hồ rừng thông bản Áng. Sáng sớm, hồ rừng thông tĩnh lặng, mặt hồ khoác lớp sương mỏng tinh khôi khiến du khách mở lòng hòa mình vào thiên nhiên. Nắng lên mặt hồ “thay áo mới” rực rỡ. Chiều tà, sương kéo về, se lạnh như thả hồn cùng bước chân lãng du, làm vơi đi những ồn ào của cuộc sống thường nhật. Đẹp nhất là những đêm trăng, bóng thông soi xuống mặt hồ, tiếng thông gieo vi vu, vang vọng đâu đó tiếng sáo gọi bạn tình.
Nằm giáp thị trấn nhưng người dân bản Áng vẫn giữ nguyên nét hồn hậu và mến khách. Những phong tục văn hóa truyền thống được lưu giữ với những mái nhà sàn, những điệu xòe thôi thúc mời gọi, những làn điệu dân ca cổ, những lễ hội “Mừng cơm mới” “Hết Chá”... Khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, chùm hoa mạ nở vàng, đồng bào lại tổ chức lễ hội “Hết Chá” - hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, có ý thức gắn kết cộng đồng, sát cánh bên nhau tự tin bước vào mùa vụ mới; đoàn kết cộng đồng làng bản trước mùa xuân sang, mùa của vạn vật cỏ cây đâm chồi nảy lộc, mùa của hoa ban nở trắng rừng, mùa của sức sống mãnh liệt tình yêu đôi lứa. Đây cũng là ngày lễ tạ ơn đất trời, tạ ơn sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống an lành, yên vui. Lễ hội cũng là dịp để bà con dân tộc Thái thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống.
Ở bản Áng còn lưu giữ nhiều nghề truyền thống đan lát, làm đệm bông gạo, đặc biệt là dệt thổ cẩm. Bàn tay “trắng nõn như búp măng” khéo léo của các cô gái Thái xinh đẹp, cần cù dệt nên những sản phẩm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, hoa văn tinh tế, đa dạng. Nghề dệt ở đây đang được đầu tư phát triển hình thành làng nghề gắn với du lịch; sản phẩm khăn piêu, áo cóm, túi xách, rèm cửa, khăn trải bàn.... từng bước tạo được thương hiệu sản phẩm thổ cẩm Đông Sang.
Đến với bản Áng, du khách được trải nghiệm sinh hoạt cùng với đồng bào Thái, ở nhà sàn truyền thống, chìm sâu giấc ngủ khi nằm đệm bông gạo, thưởng thức những món ăn đặc sản. Từ những nguyên liệu tự nhiên, sản vật núi rừng, đồng bào nơi đây có thể chế biến 40-50 loại món ăn khác nhau, như: cơm lam, pa pỉnh tộp (cá nướng), thịt hun khói, “xôi tình yêu, rượu men lá, cá ống tre” và không thể quên những vị lạ khi thưởng thức những món rau rừng... Trong men say của chum rượu cần, được cùng nắm tay trong vòng xòe bên ánh lửa bập bùng lửa trại giữa thiên nhiên hồ rừng thông thơ mộng. Tiếng trống rộn ràng , tiếng đàn, tiếng khèn dìu dặt, vũ điệu truyền thống và những bài ca dân dã trữ tình, các món ăn, đồ uống mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc và bao điều thú vị khác nữa đang mời gọi đến với điểm du lịch hấp dẫn này.
Ngày Tết độc lập hàng năm, bản Áng được chọn là một trong những điểm tổ chức nhiều hoạt động văn hóa du lịch thu hút hàng nghìn du khách. Tại đây tái hiện lễ hội “Hết Chá”, tổ chức vòng xòe, đốt lửa trại, cắm trại văn hóa, tổ chức ẩm thực văn hóa, trưng bày thổ cẩm, dụng cụ sản xuất...
Hiện nay, khu du lịch bản Áng, hồ rừng thông đang được quy hoạch với quy mô 62 ha, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần và các dịch vụ khác. Huyện Mộc Châu đang kêu gọi, có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư phát triển du lịch. Hứa hẹn tương lai khu du lịch bản Áng, hồ rừng thông sẽ trở nên hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch Mộc Châu hơn nữa.
3. Vườn Hoa Nhiệt Đới Mộc Châu
Vườn Hoa Nhiệt Đới Mộc Châu thuộc Công ty Cổ phần Hoa nhiệt đới, được thành lập năm 2005, với ngành nghề: Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và Hoạt động khoa học - công nghệ.
Với số vốn ban đầu khoảng 7 tỷ đồng, trải qua những bước thăng trầm, nếm trải không ít thất bại từ những ngày đầu khởi nghiệp trồng hoa đến nay Công ty đã vững bước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Ban đầu Vườn hoa nhiệt đới Mộc Châu chỉ rộng 05 ha đất năm ở bản Búa, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu. Tại đây, Công ty tiến hành sản xuất thử nghiệm rau, hoa bằng nhà tre có che lưới, bọc kính, phủ màng nông nghiệp sản xuất ngoài trời…
Vườn Hoa Nhiệt Đới Mộc Châu thuộc Công ty Cổ phần Hoa nhiệt đới, được thành lập năm 2005, với ngành nghề: Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và Hoạt động khoa học - công nghệ.
Với số vốn ban đầu khoảng 7 tỷ đồng, trải qua những bước thăng trầm, nếm trải không ít thất bại từ những ngày đầu khởi nghiệp trồng hoa đến nay Công ty đã vững bước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Ban đầu Vườn hoa nhiệt đới Mộc Châu chỉ rộng 05 ha đất năm ở bản Búa, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu. Tại đây, Công ty tiến hành sản xuất thử nghiệm rau, hoa bằng nhà tre có che lưới, bọc kính, phủ màng nông nghiệp sản xuất ngoài trời…
Tính cho đến năm 2011, diện tích sản xuất của Vườn hoa nhiệt đới Mộc Châu đã được mở rộng ra Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, với tổng diện tích 07 ha, nâng diện tích sản xuất của công ty lên 21 ha. Từ chỗ chỉ có 05 ha, đến nay Công ty đã có 21 ha trồng hoa và rau. Vào mùa thu hoạch hoa, mỗi ngày công ty chuyển về Hà Nội 20.000 đến 30.000 cành hoa, trung bình từ 1 - 2 tấn rau/ngày, mùa thu hoạch chính vụ thu từ 3 - 4 tấn rau/ngày. Chất lượng, năng suất sản phẩm rau, hoa quả của Công ty ngày càng nâng cao.
4. Ngũ Động Bản Ôn - Vẻ Đẹp Hoang Sơ
Chuyện kể lại rằng, sau cơn lũ lịch sử năm 2006 ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), những người dân tộc sinh sống ở nơi đây đã khám phá ra hệ thống 5 hang động – địa danh Ngũ động Bản Ôn hiện nay.
Mặc dù đã có tên trong số những điểm đến của du lịch Mộc Châu nhưng do địa hình và việc chinh phục còn khá khó khăn với khách du lịch nên Ngũ động Bản Ôn vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp như thuở sơ khai. Đến với Ngũ Động Bản Ôn du khách sẽ được đắm mình trong cái hùng vỹ của hệ thống 5 hang động gắn liền với thuyết ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngoài ra, Ngũ Động Bản Ôn không những độc đáo và kỳ thú với những khối nhũ đá to đùng khéo được thiên nhiên kiến tạo mà còn nằm trong khu vực rừng có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống dung dị khá thú vị của dân tộc Thái nơi đây, tự do khám phá nét nguyên sơ và cuộc sống thực của đồng bào ở bản Ôn… Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị thể lực thật tốt, và có ít nhất một chút kinh nghiệm đi đường rừng bởi đường vào các động vô cùng khó đi, chỉ phù hợp với loại hình du lịch trekking.
Đường vào Ngũ động, chúng ta như chìm đắm trong vẻ đẹp thơ mộng của những đồi chè xếp tầng lớp tựa như những cơn sóng xanh dịu dàng trong ánh nắng buổi sớm của miền cao nguyên. Những con đường uốn cong mềm mại đi qua những đồi chè như những dải lụa mềm mà ai đó vô tình đánh rơi khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp yên bình nơi đây!
Dù đến Ngũ động Bản Ôn vào mùa nào chăng nữa thì khách du lịch cũng có thể tận hưởng vẻ đẹp rực rỡ của muôn loài hoa. Hoa dã quỳ vàng rực, hoa trạng nguyên thắm đỏ, hoa tam giác mạch phơn phớt hồng và choáng ngợp trong đồi hoa cải trắng chạy dài mê mải hay co ro trong cái giá rét khi mùa đông về để đắm mình trong những rừng hoa mai, hoa mận nở trắng rừng.
Do chưa được đầu tư dịch vụ nên các hoạt động kinh doanh, hướng dẫn du khách tham quan hoàn toàn do một vài hộ dân sinh sống trong khu vực tự phát. Đường đi khá nhỏ, ngoằn nghèo với đủ các loại cây cỏ mọc san sát hai bên. Không gian yên ắng đến nỗi chúng ta có thể nghe rõ tiếng bước chân mình xào xạc trong lá.
Quần thể Ngũ động gồm 4 động chính nằm trên một quả đồi. Riêng động 4 nằm độc lập phía bên tay trái đi khá xa mới tới nên cũng ít du khách lựa chọn. Nếu muốn khám phá hết các hang động thì phải dành ra cả một ngày trời vì bạn mất khá nhiều thời gian để leo trèo và di chuyển trên những con đường xuyên rừng dốc và hẹp. Chỉ có duy nhất một căn nhà nhỏ nằm ngay trên đường lên động.
Đây cũng là trạm dừng chân lý tưởng cho những ai đã bắt đầu thấm mệt sau khi khởi hành được phân nửa chặng đường lên động. Trong rừng còn khá nhiều những cây thân gỗ lớn cần đến vài vòng tay người ôm mới xuể tỏa bóng râm mát. Những thân dây leo to lớn xuất hiện bất ngờ khiến chúng ta đôi lúc cũng phải giật mình cứ ngỡ là những chú rắn xanh đang cuộn mình nghỉ ngơi sau bữa ăn căng tròn. Chân chùn và thấm mệt khi đi xuyên rừng nhanh chóng bị xua tan bởi cảm giác thư thái, sảng khoái khi ai nấy tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ của khu rừng nguyên sinh rợp bóng cây.
Cuối cùng chúng ta đã đến được cửa động 3. Cảm nhận đầu tiên là bất ngờ và ngạc nhiên. Không có biển thông báo, cửa động khá nhỏ chỉ đủ lọt cho từng người vào một. Bên ngoài, người dân sử dụng một tấm gỗ thay cho chiếc cửa động. Động khá rộng và sâu. Những chiếc thang gỗ được dùng để đi lại tham quan lòng động khá cũ kỹ và nhiều chỗ mối mọt nên cần rất thận trọng khi sử dụng chúng. Nhũ đá trong hang nhiều vô kể với đủ loại hình dạng, tuôn chảy như suối. Dường như sau một thời gian dài ngủ quên, vẻ đẹp ấy đã được đánh thức và phô bày.
Có thể nói hệ thống Ngũ động đều có khá nhiều nhũ đá đẹp, ấn tượng. Tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau về hình dáng nhũ đá tạo thành như một đám mây bồng bềnh, một con thú hay một hình dáng người phụ nữ...Tuy xuất hiện dưới ánh đèn pin leo lét nhưng những khối nhũ đá vẫn hiện lên lung linh, bí ẩn. Quả thật, mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho các Ngũ động những tặng phẩm nhũ đá tuyệt đẹp kết tinh từ ngàn năm.
Muốn khám phá hết Ngũ động, khách du lịch cần trang bị sức khỏe thật tốt để đương đầu với những đoạn đường rừng dốc, trượt. Sau những vất vả của hành trình, bạn sẽ được tưởng thưởng vẻ đẹp diệu kỳ của nhũ đá, được hòa mình trong tự nhiên để lắng nghe âm thanh trong vắt của tiếng chim hót hay thích thú ngắm đàn bướm đầy sắc màu bay lượn rập rờn trên những cánh hoa ngũ sắc. Ngũ động sẽ càng tuyệt đẹp khi những khu vườn mận ven đường vào mùa ra hoa, kết trái. Còn gì thích thú hơn sau khi kết thúc hành trình, bạn có thể thư thái ngồi nghỉ mát dưới bóng râm và ngắm nhìn những cánh hoa mận trắng tô điểm cả không gian núi rừng khoáng đạt và bao la.
Chuyện kể lại rằng, sau cơn lũ lịch sử năm 2006 ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), những người dân tộc sinh sống ở nơi đây đã khám phá ra hệ thống 5 hang động – địa danh Ngũ động Bản Ôn hiện nay.
Mặc dù đã có tên trong số những điểm đến của du lịch Mộc Châu nhưng do địa hình và việc chinh phục còn khá khó khăn với khách du lịch nên Ngũ động Bản Ôn vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp như thuở sơ khai. Đến với Ngũ Động Bản Ôn du khách sẽ được đắm mình trong cái hùng vỹ của hệ thống 5 hang động gắn liền với thuyết ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngoài ra, Ngũ Động Bản Ôn không những độc đáo và kỳ thú với những khối nhũ đá to đùng khéo được thiên nhiên kiến tạo mà còn nằm trong khu vực rừng có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống dung dị khá thú vị của dân tộc Thái nơi đây, tự do khám phá nét nguyên sơ và cuộc sống thực của đồng bào ở bản Ôn… Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị thể lực thật tốt, và có ít nhất một chút kinh nghiệm đi đường rừng bởi đường vào các động vô cùng khó đi, chỉ phù hợp với loại hình du lịch trekking.
Đường vào Ngũ động, chúng ta như chìm đắm trong vẻ đẹp thơ mộng của những đồi chè xếp tầng lớp tựa như những cơn sóng xanh dịu dàng trong ánh nắng buổi sớm của miền cao nguyên. Những con đường uốn cong mềm mại đi qua những đồi chè như những dải lụa mềm mà ai đó vô tình đánh rơi khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp yên bình nơi đây!
Dù đến Ngũ động Bản Ôn vào mùa nào chăng nữa thì khách du lịch cũng có thể tận hưởng vẻ đẹp rực rỡ của muôn loài hoa. Hoa dã quỳ vàng rực, hoa trạng nguyên thắm đỏ, hoa tam giác mạch phơn phớt hồng và choáng ngợp trong đồi hoa cải trắng chạy dài mê mải hay co ro trong cái giá rét khi mùa đông về để đắm mình trong những rừng hoa mai, hoa mận nở trắng rừng.
Do chưa được đầu tư dịch vụ nên các hoạt động kinh doanh, hướng dẫn du khách tham quan hoàn toàn do một vài hộ dân sinh sống trong khu vực tự phát. Đường đi khá nhỏ, ngoằn nghèo với đủ các loại cây cỏ mọc san sát hai bên. Không gian yên ắng đến nỗi chúng ta có thể nghe rõ tiếng bước chân mình xào xạc trong lá.
Quần thể Ngũ động gồm 4 động chính nằm trên một quả đồi. Riêng động 4 nằm độc lập phía bên tay trái đi khá xa mới tới nên cũng ít du khách lựa chọn. Nếu muốn khám phá hết các hang động thì phải dành ra cả một ngày trời vì bạn mất khá nhiều thời gian để leo trèo và di chuyển trên những con đường xuyên rừng dốc và hẹp. Chỉ có duy nhất một căn nhà nhỏ nằm ngay trên đường lên động.
Đây cũng là trạm dừng chân lý tưởng cho những ai đã bắt đầu thấm mệt sau khi khởi hành được phân nửa chặng đường lên động. Trong rừng còn khá nhiều những cây thân gỗ lớn cần đến vài vòng tay người ôm mới xuể tỏa bóng râm mát. Những thân dây leo to lớn xuất hiện bất ngờ khiến chúng ta đôi lúc cũng phải giật mình cứ ngỡ là những chú rắn xanh đang cuộn mình nghỉ ngơi sau bữa ăn căng tròn. Chân chùn và thấm mệt khi đi xuyên rừng nhanh chóng bị xua tan bởi cảm giác thư thái, sảng khoái khi ai nấy tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ của khu rừng nguyên sinh rợp bóng cây.
Cuối cùng chúng ta đã đến được cửa động 3. Cảm nhận đầu tiên là bất ngờ và ngạc nhiên. Không có biển thông báo, cửa động khá nhỏ chỉ đủ lọt cho từng người vào một. Bên ngoài, người dân sử dụng một tấm gỗ thay cho chiếc cửa động. Động khá rộng và sâu. Những chiếc thang gỗ được dùng để đi lại tham quan lòng động khá cũ kỹ và nhiều chỗ mối mọt nên cần rất thận trọng khi sử dụng chúng. Nhũ đá trong hang nhiều vô kể với đủ loại hình dạng, tuôn chảy như suối. Dường như sau một thời gian dài ngủ quên, vẻ đẹp ấy đã được đánh thức và phô bày.
Có thể nói hệ thống Ngũ động đều có khá nhiều nhũ đá đẹp, ấn tượng. Tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau về hình dáng nhũ đá tạo thành như một đám mây bồng bềnh, một con thú hay một hình dáng người phụ nữ...Tuy xuất hiện dưới ánh đèn pin leo lét nhưng những khối nhũ đá vẫn hiện lên lung linh, bí ẩn. Quả thật, mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho các Ngũ động những tặng phẩm nhũ đá tuyệt đẹp kết tinh từ ngàn năm.
Muốn khám phá hết Ngũ động, khách du lịch cần trang bị sức khỏe thật tốt để đương đầu với những đoạn đường rừng dốc, trượt. Sau những vất vả của hành trình, bạn sẽ được tưởng thưởng vẻ đẹp diệu kỳ của nhũ đá, được hòa mình trong tự nhiên để lắng nghe âm thanh trong vắt của tiếng chim hót hay thích thú ngắm đàn bướm đầy sắc màu bay lượn rập rờn trên những cánh hoa ngũ sắc. Ngũ động sẽ càng tuyệt đẹp khi những khu vườn mận ven đường vào mùa ra hoa, kết trái. Còn gì thích thú hơn sau khi kết thúc hành trình, bạn có thể thư thái ngồi nghỉ mát dưới bóng râm và ngắm nhìn những cánh hoa mận trắng tô điểm cả không gian núi rừng khoáng đạt và bao la.